Mã độc tống tiền đang ồ ạt tấn công các tổ chức, doanh nghiệp
Trong môi trường số, ngày càng có nhiều các vụ tấn công với mục đích tống tiền nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp, trở thành cơn ác mộng của các bộ phận an ninh mạng.
Trong tấn công đòi tiền chuộc, tin tặc mã hóa các file trên mạng của một tổ chức bằng một mã độc tống tiền
Theo phân tích của hãng Verisign, mã độc tống tiền là một phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công vào các hệ thống máy tính có mức độ rủi ro cao, mã hóa các file trên máy tính đó và tin tặc đòi tiền chuộc mới mở khóa những file đó cho người dùng.
Hiện nay, các công ty phải đối mặt với hai loại tấn công an ninh mạng trong đó có sử dụng hoạt động tống tiền và đòi tiền chuộc.
Đối với tấn công đòi tiền chuộc, tin tặc mã hóa các file trên mạng của một tổ chức bằng một mã độc tống tiền, chiếm quyền kiểm soát “con tin” dữ liệu đó và sẽ không mở khóa các file đó nếu nạn nhân không chấp nhận trả tiền chuộc.
Trong khi đó, đối với tấn công DDoS tống tiền, tin tặc đe dọa một tổ chức bằng một vụ tấn công DDoS, trừ khi tổ chức đó chấp nhận trả tiền chuộc.
Tấn công DDoS tống tiền được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với bộ phận an ninh mạng trong suốt nhiều năm qua và nó vẫn còn là động lực chính của nhiều vụ tấn công DDoS.
Hai vụ tấn công tống tiền mới đây trên phạm vi toàn cầu bằng mã độc WannaCry và NotPetya đã giúp cho cộng đồng hiểu rõ hơn về ảnh hưởng nghiêm trọng mà mã độc tống tiền có thể gây ra đối với những tài sản quan trọng của một tổ chức.
Vụ tấn công bằng mã độc tống tiền WannaCry đã ảnh hưởng tới hơn 300.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia.
Trong khi đó vụ tấn công bằng mã độc tống tiền NotPetya thậm chí còn có mức độ tàn phá lớn hơn. Nó lây lan nhanh hơn mã độc tống tiền WannaCry và gây ra những thiệt hại vĩnh viễn và không thể khôi phục lại được đối với ổ cứng máy tính. Một báo cáo cho thấy, trong năm 2016, gần một nửa số công ty Mỹ đã gặp phải một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền.
Tuy nhiên, việc trả tiền chuộc không bảo đảm rằng tin tặc sẽ cung cấp một khóa giải mã. Việc trả tiền chuộc có thể làm tăng xác suất một công ty lại bị tấn công nữa trong tương lai.Mã độc tống tiền là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các bộ phận an ninh bảo mật của doanh nghiệp do dữ liệu đã bị mã hóa có thể bị mất đi vĩnh viễn, số tiền chuộc phải bỏ ra để trả cho tin tặc có thể rất lớn. Đã có một công ty web hosting Hàn Quốc từng phải trả số tiền chuộc tới hơn 1 triệu đô la (số tiền chuộc lớn nhất từ trước tới nay) để lấy lại quyền truy cập vào máy chủ của mình.
Các tổ chức trong những ngành kinh tế đòi hỏi độ sẵn sàng liên tục 24/7 (ví dụ như ngành tài chính) là những tổ chức nhạy cảm hơn với các vụ tấn công tống tiền và đòi tiền chuộc. Năm 2016, đã có nhiều công ty tài chính bị đe dọa bởi các vụ tấn công DDoS nếu không chịu trả tiền vào một ngày giờ nhất định. Tin tặc còn đe dọa phát tán mã độc tống tiền trên mạng của công ty nếu họ không chịu trả tiền chuộc10.
Khi được sử dụng riêng biệt để tấn công vào môi trường mạng của một tổ chức, các vụ tấn công DDoS và tấn công bằng mã độc tống tiền đã có thể gây thiệt hại rất lớn.
Tuy nhiên, tội phạm mạng đang trở nên tinh vi hơn và chúng kết hợp các vụ tấn công DDoS với mã độc tống tiền để gây ra thiệt hại lớn hơn.
Trong một vụ tấn công đã được công bố, một biến thể mã độc tống tiền đã không chế máy tính và dữ liệu của một tổ chức cho tới khi họ trả tiền chuộc. Trong lúc tin tặc chờ nạn nhân trả tiền chuộc, chúng đã sử dụng máy tính của tổ chức đó như là các mạng máy tính ma (botnets) để tổ chức các vụ tấn công DDoS vào các nạn nhân không phòng bị khác.
Theo Verisign, các biện pháp kiểm soát Hệ thống Tên miền (Domain Name System – DNS) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và bảo vệ người dùng trước các vụ tấn công bằng mã độc và mã độc tống tiền. Khi công cụ phân giải DNS sử dụng các nguồn thông tin rủi ro an ninh bảo mật, những thông tin đó có thể được sử dụng để thiết lập các bộ lọc để chủ động phân tích và xác định cơ chế kết nối với máy chủ Chỉ huy và Điều khiển. Những bộ lọc đó có thể góp phần ngăn chặn quá trình mã hóa mà nhiều vụ tấn công bằng mã độc tống tiền sử dụng.
Theo ICTNews
Kể từ ngày 01-11-2017 đến 30-12-2017 Thế Giới Số khuyến mãi giảm giá lên đến 50% cho dịch vụ SecuMail.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Tel: 028. 7309. 7379 – Ext: 1 & Hotline: 0919.768.789 & 01268. 247. 365
Email: Khuyenmai@tgs.com.vn
Website: https://giaiphapemail.vn & https://tgs.com.vn & https://khuyenmai.tgs.com.vn/
SecuMail – Giải pháp bảo mật Email bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới
- Quản trị máy chủ: Hướng dẫn sử dụng Fujitsu Eternus DX90 S2 cơ bản | THẾ GIỚI SỐ
- Hướng dẫn tạo các báo cáo Advanced Survey trên Server HP Gen8 | THẾ GIỚI SỐ
- 90% PUBLIC CLOUD CHẠY TRÊN LINUX
- Máy chủ HP Server dành cho SMB và Datacenter tại Việt Nam
- LÀM GÌ KHI DỮ LIỆU TRỞ NÊN QUÁ LỚN?
- CLOUDLINUX LÀ GÌ ?
- MUA HOSTING VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Giới thiệu giải pháp điện toán đám mây dùng Supermicro MicroCloud
- CÔNG NGHỆ ẢO HOÁ CỦA VMWARE
- GIẢI PHÁP PRIVATE CLOUD CỦA VMWARE
- Dịch vụ Cheap Dedicated Servers – VPS – Hosting giá rẻ uy tín tại Thế Giới Số
- Dịch vụ SSD Cloud giá rẻ uy tín tại THẾ GIỚI SỐ
- Dịch vụ cung cấp Vietnam Cloud Server giá rẻ uy tín tại Thế Giới Số
- Cho thuê máy chủ riêng, Server riêng giá rẻ tại THẾ GIỚI SỐ
- Giải pháp Cloud Backup an toàn, hiệu quả tiết kiệm chi phí tại THẾ GIỚI SỐ
- Cloud Email – Dịch vụ Email Server theo tên miền riêng tốc độ cao tại THẾ GIỚI SỐ
- Thuê VPS, thuê máy chủ chất lượng đảm bảo độ ổn định, tốc độ cao tại THẾ GIỚI SỐ
- Thuê VPS nước ngoài, thuê Server nước ngoài uy tín tiết kiệm chi phí tại THẾ GIỚI SỐ
- Thuê Cloud Server, Cloud VPS giá rẻ tại THẾ GIỚI SỐ
- Dịch vụ Hosting uy tín chất lượng cao tại Thế Giới Số