SAO LƯU DỮ LIỆU – CLOUD BACKUP: TRỰC TIẾP TRÊN HỆ THỐNG HAY ÁP DỤNG MÔ HÌNH CLOUD

Thứ sáu | 15.12.2017 | 18:51

Cloud Backup –  Sao lưu dữ liệu quan trọng như thế nào trong quá trình sao lưu dữ liệu (Cloud Backup) hoặc quản lý 1 hệ thống máy tính bất kỳ. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường áp dụng những cách thức sao lưu cơ bản như sử dụng ổ cứng cắm ngoài, RAID, ghi dữ liệu ra đĩa CD/DVD… Và ngày nay, khái niệm điện toán đám mây – Cloud, ra đời cũng mang đến nhiều tiện ích và sự lựa chọn hơn cho người dùng. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhìn lại ưu điểm cũng như nhược điểm của những phương pháp lưu trữ dữ liệu này.

Đối với cách lưu trữ trực tiếp trên hệ thống, chúng ta sẽ có những ưu điểm sau:

– Trực tiếp quản lý dữ liệu.

– Có thể mang theo những dữ liệu này (vì được lưu bằng đĩa CD/DVD, USB Flash, ổ cứng di động)

– Có thể truy cập bất cứ lúc nào, không cần tới Internet.

– Dễ dàng copy qua lại giữa các thiết bị khác nhau.

Nhược điểm của cách thức này:

– Cần phải có không gian để chứa những thiết bị lưu trữ.

– Khả năng hỏng hóc về phần cứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

– Không thể sử dụng nếu bạn quên mang thiết bị đó theo.

– Khi bị kẻ trộm “ghé thăm” hoặc tai nạn, thảm họa như cháy nhà, động đất, lũ lụt… thì chắc chắn lượng dữ liệu đó của bạn cũng biến mất theo.

Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển và mang ít đồ đạc, thì việc sử dụng mô hình Cloud là hoàn toàn thích hợp. Bạn có thể bị mất cắp laptop, ổ cứng hỏng… bất cứ rủi ro nào xảy ra, nhưng dữ liệu của bạn vẫn an toàn. Một số lợi thế của phương pháp sao lưu qua Cloud có thể kể đến như sau:

– Không cần thiết bị hỗ trợ nào như: đĩa CD/DVD, USB Flash, ổ cứng di động…

– Có thể truy cập và sử dụng dữ liệu ở bất cứ nơi nào có kết nối Internet.

– Không phải lo lắng về không gian hoặc phương pháp lưu trữ.

– Hoàn toàn yên tâm về dữ liệu dù có chuyện gì xảy ra đi nữa.

Nhược điểm:

– Không phải lúc nào cũng có thể truy cập và sử dụng.

– Trường hợp rủi ro về phần cứng cũng vẫn có thể xảy ra, nhưng lần này là đối với đơn vị cung cấp dịch vụ sao lưu.

– Chỉ có thể sử dụng nếu có kết nối Internet.

– Khi đơn vị đó cần bảo dưỡng hoặc nâng cấp hệ thống, ngừng cung cấp dịch vụ do khó khăn về tài chính hoặc một số trường hợp bất khả kháng, bạn sẽ phải tìm cách để lưu toàn bộ dữ liệu về hệ thống nội bộ.

– Nếu tin tặc vượt qua được bức tường an ninh của đơn vị lưu trữ thì nguy cơ mất dữ liệu của bạn gần như là 100%.

Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên. Có thể hỗ trợ lẫn nhau nếu có vấn đề xảy ra với 1 trong 2 phương án, hơn nữa phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích làm việc của bạn mà lựa chọn cách thích hợp.

Nguồn Quantrimang

 

” THẾ GIỚI CLOUD – NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CLOUD SERVER CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM “